Quy trình hạ thủy

Hạ thủy tàu bằng túi khí là một công hiện đại, nó vượt qua những hạn chế của những công nghệ hạ thủy trước đây và mang đến những lợi ích như: tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Đây là công nghệ hạ thủy đáng tin cậy,

Hạ thủy tàu bằng túi khí là một công hiện đại, nó vượt qua những hạn chế của những công nghệ hạ thủy trước đây và mang đến những lợi ích như: tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc. Đây là công nghệ hạ thủy đáng tin cậy, “mềm mại” và mang đến nhiều lợi ích về kinh tế.
Quá trình thực hiện việc hạ thủy bằng túi khí diễn ra đơn giản và tiết kiệm nhiều thời gian công sức. Thêm vào đó, với công nghệ này các xưởng đóng tàu không cần xây dựng triền đà và các túi khí lại có thể tái sử dụng. Do đó nó mang lại rất nhiều lợi ích và tạo ra những hiệu quả đáng kể về kinh tế.
 Hiện nay, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc hạ thủy tàu bằng túi khí như xây dựng quy trình và tính toán chi tiết cho việc hạ thủy tàu, cung cấp nhân lực ( kĩ sư, chuyên viên, công nhân, người điều khiển tời hãm…), thiết bị ( túi khí, tời hãm, các loại puli, ma ní, cáp…), tàu thu phao…. cho các công trình hạ thủy bằng túi khí.

Các bước thực hiện cơ bản:
Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng một số túi khí nhất định (tuỳ theo tải trọng của mỗi con tàu). Đường kính (0.8- 2m), chiều dài (6- 18m), số lớp cao su cấu tạo lên túi khí (thông thường là 5- 8lớp) quyết định chất lượng cũng như khả năng chịu tải của túi khí đó.

B1: Kiểm tra túi khí

Trước khi đem túi khí để sử dụng các túi khí cần được test tại các áp suất và thời gian theo nhà sản xuất cho phép, thông thường là tại áp suất 0.15Mpa được giữ trong 30- 60 phút và áp suất của túi khí không được giảm quá 5% áp suất ban đầu.
B2: Dọn dẹp sạch sẽ đường trượt của tàu, trải bạt lót
Sau các túi khí đã được test công việc tiếp theo là dọn dẹp sạch sẽ đường trượt của tàu, trải bạt lót. Công việc này rất quan trọng bởi đường trượt cần được dọn dẹp sạch sẽ để tránh các nguy cơ làm thủng, nổ túi khí do các tác nhân như đá, vật thể nhọn.

B3: Chèn túi khí vào đáy tàu tại các vị trí xác định

Khi chèn túi khí phải chắc chắn rằng các túi khí được đặt vuông góc với trục tâm của tàu.

B4: Căng dây cáp tời đển giữ tàu

Song song với đó là việc căng dây cáp tời bằng cách sử dụng các thiết bị (như tời, pulley, mani, dây cáp thép…) để giữ tàu chuẩn bị cho việc bơm túi khí và tháo đôn kê dưới đáy tàu.

B5: Bơm túi khí tới độ cao có thể gỡ bỏ các đôn kê dưới đáy tàu

Sau khi các túi khí được chèn vào đáy tàu tại các vị trí xác định, sử dụng máy nén khí và ống hơi để bơm hơi vào túi khí nâng tàu lên khỏi các gối đỡ dưới đáy tàu tới một độ cao nhất định và gỡ bỏ những gối đỡ này.

B6: Theo dõi chặt chẽ để giữ ổn định áp suất các túi khí sau khi toàn bộ tàu được nằm trên túi khí

Lúc này toàn bộ trọng lượng con tàu đè lên túi khí. Việc giữ áp lực cho từng túi luôn được theo dõi chặt chẽ cho đến lúc cắt dây để đưa tàu xuống nước. Chiếc tàu nằm ổn định trên các túi khí, phía mũi tàu được neo bằng cáp để giữ tàu ổn định không bị trôi.

B7:  Di chuyển tàu tới vị trí hạ thủy để cắt dây đưa tàu xuống nước

Số lượng túi khí phải được tính toán cẩn thận để có thể nâng được toàn bộ trọng lượng của con tàu,điều này phải có trong phương án hạ thuỷ đã được tính toán trước.
Tàu sẽ dịch chuyển rất chậm (3- 6m/phút) trên các túi khí từ vị trí ban đầu tới vị trí hạ thủy, công việc này sẽ thực hiện trong thời gian thủy triều xuống thấp và đợi thủy triều lên cao (3- 3.5m) sẽ cắt dây đưa tàu xuống nước.

 

THUANPHAT HEAVY EQUIPMENT COMPANY
Add: No D17/D6 Cau Giay new urban area, Dich Vong, Cau Giay, Hanoi.
Hotline: 092 888 6368